Ngành Dược là ngành học dựa trên nhiều nền tảng khoa học, nhưng chủ yếu là Sinh và Hóa học. Ngành Dược có 4 chuyên ngành bao gồm Dược học, Hoá dược, Công nghệ sinh học và Hoá học. Học Dược nghiên cứu về mối liên hệ giữa thuốc và cơ thể, và mối liên hệ giữa thuốc và điều trị. Sinh viên học ngành Dược ra trường có thể làm việc ở các nhà thuốc, nhà máy hay bệnh viện. Dược sĩ có thể đảm nhiệm các vị trí như bán thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, nghiên cứu thuốc. Muốn trở thành sinh viên ngành Dược đòi hỏi bạn phải giỏi Toán, Hóa, Sinh. Đó là kiến thức nền tảng bắt buộc để đạt tiêu chuẩn đào tạo.
2. Dự báo triển vọng ngành dược năm 2023
Triển vọng thị trường
- Đến năm 2022, dự báo tỉ lệ chi tiêu của cộng đồng dành cho chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng: từ 13$ lên đến 24$ tức là tương đương tăng 13,4%
- Thị trường ngành Dược tại Việt Nam đến 2019 thay đổi chóng mặt cụ thể tăng từ 3.8 tỷ đô lên đến 7.3 tỷ đô tức là tương đương 14.1%
- Đến năm 2022, dự báo tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế phục vụ cho người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng đến 90%
- Dựa theo tình hình thực tế dự báo bệnh viên công Việt Nam sẽ tăng 114 bệnh viên (tức là từ 1090 bệnh viện lên 1204 bệnh viện) bệnh viện tư nhân sẽ tăng 25 bệnh viện
Nhu cầu nhân lực ngành
Nhu cầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân. Họ cũng có thể thực hiện những công việc như xét nghiệm đường huyết hay cholesterol nhanh.
Theo cáo báo, nhu cầu nhân lực ngành dược hiện nay của Việt Nam là 25.000 người, trong đó có 16.000 người tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối thuốc; khoảng 7000 dược sĩ tại các nhà thuốc.
Đặc biệt ngành Y tế nước ta vẫn đang thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao ngành dược. Hiện nay, số người có trình độ Đại học trở lên mới chỉ đạt khoảng 19%, trong đó có 1,21% tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học. Mặc dù số lượng dược sĩ được đào tạo tốt nghiệp ra trường hàng năm đều rất lớn nhưng vẫn chưa đủ để cung cấp cho thị trường. Một phần lý do là bởi vì các dược sĩ tương lai đều muốn chọn cho mình các phòng khám hoặc nhà thuốc tư nhân ở thành phố thay vì trở về làm việc ở các bệnh viện hay cơ sở y tế tại nông thôn.
Như vậy với các số liệu trên có thể thấy nhu cầu về nhân lực trong ngành Dược học sẽ có xu hướng tăng trong năm 2023 và đặc biệt là các giai đoạn sắp tới.
3. Học ngành Dược ra trường làm gì?
Đối với các bạn muốn học Dược để ra nghiên cứu thuốc thì phải nhớ rằng trong ngành Dược có 4 chuyên ngành riêng:
- Dược học là chuyên nghiên cứu về cách sử dụng thuốc và mối quan hệ giữa thuốc và cơ thể.
- Hóa dược là chuyên nghiên cứu về các loại thảo dược và tác dụng của nó để bào chế ra thuốc.
- Công nghệ sinh học là nghiên cứu về dược liệu và kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
- Hóa học nghiên cứu về các nguyên tử và phân tử cùng các phản ứng hóa học phục vụ cho nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau.
Vì vậy nếu muốn nghiên cứu về thuốc thì em chọn chuyên ngành Hóa Dược. Còn nếu muốn làm dược sĩ bán thuốc và tư vấn sử dụng thuốc thì em chọn chuyên ngành Dược học. Học ngành Dược ra trường không chỉ làm bán thuốc và nghiên cứu thuốc mà còn làm nhiều công việc khác. Sự tiếp cận thông tin không đủ nhiều và khách quan khiến nhiều bạn không hiểu rõ về các cơ hội nghề nghiệp của ngành Dược.